Chương 4: Checklist kiểm tra sức khỏe cho phụ nữ chuẩn bị mang thai

Chương 4: Checklist kiểm tra sức khỏe cho phụ nữ chuẩn bị mang thai

Thay đổi thói quen sống

Một số thói quen sống có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản của bạn cũng như đến thai nhi. Chẳng hạn như việc sử dụng thuốc gây nghiện, thuốc cấm hay lạm dụng rượu bia sẽ gây hại đến sức khỏe của bạn. Bất kỳ độc tố nào đưa vào cơ thể cũng có thể làm giảm khả năng thụ thai của bạn cũng như làm hại đến thai nhi sau khi thụ thai.

Dưới đây là danh sách một số thuốc hay hóa chất mà bạn nên từ bỏ ngay khi bạn có ý định mang thai:

  • Thuốc lá – nicotine
  • Chất cồn như rượu bia
  • Các chất cấm
  • Một số thuốc kê toa (nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dừng hay thay đổi thuốc)
  • Các hóa chất có hại trong môi trường làm việc
  • Caffeine

Bên cạnh đó, một số việc mà bạn có thể làm để cải thiện sức khỏe bản thân cũng như thai nhi trong tương lai:

  • Tập thể dục thể thao
  • Tập yoga
  • Luyện tập một số kỹ thuật thư giãn
  • Có chế độ nghỉ ngơi và giấc ngủ tốt hằng ngày
  • Ăn những bữa ăn cân đối
  • Sử dụng các loại vitamin dành cho người mang thai

Chế độ dinh dưỡng và cân nặng

Dưới đây là danh sách các dưỡng chất mà bạn nên đảm bảo bổ sung mỗi ngày:

  • Axit Folic (Vitamin B9) 400mcg
  • Canxi 1,000mg
  • Kẽm 30mg
  • Dầu cá Omega-3 500mg
  • Vitamin C 200mg-500mg
  • Vitamin E 10 UI
  • Vitamin B6 50mg
  • Magie 300mg
  • Selen 100mcg
  • Mangan 15mg
  • Sắt 15mg

Bên cạnh việc bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, bạn cũng nên quan tâm đến cân nặng của bản thân, không nên để xảy ra tình trạng thừa cân hay thiếu cân. Tuy nhiên, nên tránh thay đổi chế độ dinh dưỡng một cách đột ngột, như vậy sẽ có hại hơn cho sức khỏe của bạn.

Thay vào đó, bạn nên ăn những bữa đầy đủ dinh dưỡng, chia thành nhiều bữa nhỏ; kèm theo đó là một chế độ luyện tập thể dục thể thao hợp lý và điều độ. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn đang ở tình trạng thừa cân hay thiếu cân để có thể tìm ra được một kế hoạch dinh dưỡng tốt nhất cho sức khỏe sinh sản của bạn.

Sức khỏe thể chất

Chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng và luyện tập thể dục hợp lý là những việc mà bạn nên làm để tăng cường sức khỏe của bản thân cũng như sức khỏe sinh sản. Thế nhưng, khả năng sinh sản của bạn cũng có thể bị ảnh hưởng bởi những tình trạng sức khỏe khác. Bạn nên đi khám bác sĩ để kiếm tra những tình trạng sau:

  • Tiểu đường hay nguy cơ tiểu đường trong thai kì
  • Tăng huyết áp
  • Thiếu máu
  • Các bệnh lý về tuyến giáp
  • Các bệnh lây nhiễm đường tình dục (STDs)
  • Loại máu Rh+ hoặc Rh-
  • Khả năng miễn dịch với Rubella
  • Khả năng miễn dịch với Varicella
  • Tiến hành làm pap smear để kiểm tra loạn sản cổ tử cung

Tiền sử bệnh

Khi quyết định mang thai, bạn nên tìm đến bác sĩ để kiểm tra sức khỏe và tư vấn những vấn đề như:

  • Các loại thuốc mà bạn đang sử dụng
  • Những vấn đề đã gặp trong lần mang thai trước
  • Chế độ dinh dưỡng và chế độ luyện tập thể dục
  • Các bệnh lý đang gặp phải
  • Tiền sử bệnh của gia đình

Chương 3 (P2): Bổ sung dinh dưỡng chuẩn bị cho việc thụ thai

Thông tin liên quan: